Hotline0966019018
duanla.vtcs@gmail.com

Chuyên Ngành Khai Thác Mủ Cao Su

( 14-02-2023 - 07:49 AM ) - Lượt xem: 513

1. TÌnh hình cây cao su ở Việt Nam

   Với những lợi thế về thời tiết và diện tích rừng là chủ yếu, Việt nam đang chiếm tỷ trọng lớn trong việc sản xuất và xuất khẩu cao su ra toàn thế giới. Diện tích cao su nước ta chiếm khoảng 7% tổng diện tích cao su thế giới.

   Trải qua hơn 120 năm định hình và phát triển, đến cuối năm 2019 tổng diện tích cao su cả nước đạt khoảng 966.800 ha, trải dài từ vùng truyền thống Đông Nam Bộ lên Tây Nguyên xuống Duyên Hải Miền Trung và vươn tới miền núi phía Bắc cũng như đã được phát triển ở hai nước bạn Lào và Campuchia. 

   Theo quy hoạch của Chính Phủ sẽ xúc tiến mạnh đến các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.Chính vì lẽ đó đòi hỏi những thách thức không ngừng để đảm bảo vừa mặt lợi ích quốc gia kêt hợp với bảo vệ môi trường.
 

2. Vai trò của cây cao su 

   Cao su là cây công nghiệp dài ngày với sản phẩm chính là mủ và gỗ, nên cần có Quy trình Kỹ thuật hướng dẫn để nâng cao hiệu quả trồng và kinh doanh loại cây này. Sau nhiều quá trình được cải biên và tiến bộ theo năm tháng. Bộ Công Nghiệp và Phát Triển nông thôn đã công nhận cây cao su là loại cây đa mục đích có tác dụng phủ xanh đất trồng.    Ngoài ra, với sự cam kết và triển khai của các công ty Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam về phát triển bền vững, dựa trên sự hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, có trách nhiệm với xã hội và môi trường.

   Chính vì lẽ đó các Quy Trình đều được đề cập đến các yếu tố bảo vệ môi trường, xã hội, phát triển rừng là những phần bổ sung mới ngoài những điều khoản kỹ thuật như đã nêu trong các quy trình kỹ thuật được ban hành trước đây.
 

3. Kỹ thuật lấy mủ cao su đạt năng suất cao 

   Một trong những phương pháp tối ưu nhất trong việc khai thác cao su giúp khai thác hiệu quả. Lấy được nhiều cao su nhất trong thời kỳ phát triển và vẫn giữ được tuổi thọ lâu dài của cây. Đó là phương pháp lấy mủ cao su bằng khí. Sử dụng máy khoan và ống cắm 4.5 li cho đến ống 6 li, khoan với lực vừa phải, lúc đó mủ sẽ chảy ra và dùng kỹ thuật úp nắp tô úp sát vào để tránh mưa. Tiếp đến dùng một thiết bị túi khí được đưa từ bình oxi vào đưa khí vào và cắm vào cây.

   Trong 15 ngày đầu sản lượng mủ chưa đạt được nhiều. Đây là phương pháp khai thác lâu dài. Sang đến sau 15 ngày sản lượng mủ của cây sẽ nhiều hơn những sẽ không bằng phương pháp cạo mủ truyền thồng, từ đó sẽ tiếp tục bơm khí vào co cây. Đến mũi thức ba của lượt khí thứ 2, lượng mủ sẽ được nhiều hơn.Mỗi chu kỳ đợt khí sẽ khoan được 3-4 mũi khoan.
   Với tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa iện nay, ngành sản xuất và chế tạo sử dụng mủ cao su là việc không thể thiếu đối với quốc gia nhiều tiềm năng phát triển như Việt Nam. Chính vì lẽ đó Chính Phủ đang đây mạnh các xúc tiến thương mại để các sản phẩm cao su Việt Nam vươn ra tầm thế giới.

Các Tin tức khác

Copyright @ 2016 DUONG THANH DANH All rights reserved.

0966019018